Hướng dẫn thay main không cần lại win phần 2
Ngày nay Mainboard máy tính liên tục được sản suất mới, các chipset tiên tiến thi nhau ra đời, chất lượng tất nhiên không thể bằng các mainboard sản xuất 20 năm về trước. Bạn đang sở hữu một combo Main Gigabyte, Asus, Asrock thần thánh G31 G41 của 10 năm trước với độ bền trâu chó hoặc đang sở hữu 1 PC công nghiệp hoạt động bền bỉ với những phần mềm độc quyền viết riêng không thể thay thế và cài lại. Nhưng có một ngày chữ xui cũng kéo tới ==> Main hư phải chuyển sang máy mới. Và tất nhiên là lắp ổ cứng vào thì 90% sẽ dump màn hình xanh chết chóc. 10% còn lại là may mắn máy boot vào win và hoạt động bình thường. Đến lúc này thì kêu trời trời không thấu, kêu đất đất không nghe, chỉ còn biết cười trừ thôi. Lúc đó bạn sẽ nghĩ đến một giải pháp khác là sửa main nhưng mà do dòng main đã cũ nên cũng có ít thợ sửa tốt hoặc còn linh kiện trừ khi là thợ giỏi lâu năm luôn luôn ôm sẵn kho hàng.
Hướng dẫn thay main không cần lại win phần 2 là tập hợp các bài viết Hôm nay tôi sẽ viết vài bài để tăng chỉ số may mắn đó lên thành 99,9% nhé. Các bạn nhớ theo dõi. Các bạn cũng có thể tham khảo bài viết cũ của tôi (Xem thêm: Hướng dẫn thay main không cần cài lại win – Phần 1)
Đối tượng hôm nay của chúng ta sẽ là ổ cứng chuẩn Sata với giao thức IDE và AHCI. Với giao thức IDE chỉ thấy trên các dòng main G41, G31 trở về trước còn trên dòng main H55, H61, H71(Asrock tự ý đổi tên từ H61 thành H71 chứ thực chất nó là H61), H81 từ năm 2009 trở về sau đa số có thể chuyển đổi
Hướng dẫn thay main không cần lại win phần 2 – Chỉnh BIOS
Cách đầu tiên để sửa lỗi dump màn hình xanh là chỉnh trong BIOS. Để vào phần tùy chỉnh Bios chuyển đổi qua lại chế độ AHCI <==> IDE ta làm như sau: Khi mở máy ta nhấn nút F2 hoặc phím Delete liên tục để vào Bios. Và mỗi dòng mainboard sẽ có các giao diện khác nhau.
- Đối với Main Asus H61: Khi vào được Bios bấm F7 và chọn mục (Advanced/ Sata Configuration), Enter vào dòng này để chuyển qua lại giữa IDE và AHCI

- Đối với Main Gigabyte H61: Vào phần Peripheral ==> Dòng Sata Mode Selection

- Đối với Main ECS: Vào Phần Advanced tìm SATA Configuration

- Đối với Main Intel: Vào phần Advanced ==> SATA Operation

- Đối với Main Asrock: Vào Main ==> Advanced ==> SATA Configuration

- Đối với các loại Main khác như Biostar, MSI đời cũ

- Đối với máy bộ HP:

Hướng dẫn thay main không cần lại win phần 2 – Tích hợp Driver Sata AHCI
Cách thứ 2 là dùng phần mềm tích hợp Driver SATA cho từng chipset và trình điều khiển driver SATA port gắn thêm. Một trong số đó là phần mềm SkyIAR của itiankong. Các bạn nên xài bản của tôi là mới nhất để có tiếng Anh, không bị virus nhé (các bản trên mạng chỉ có phiên bản thấp toàn tiếng Trung và dính virút)
Phần mềm này cũng dễ xài. Chỉ nên xài phần mềm này trong WinPE hoặc lắp ổ đĩa cứng sang máy khác để fix lỗi màn hình xanh này. Giao diện phần mềm cũng khá đơn giản, sau khi chạy phần mềm lên

- Chọn ổ đĩa để tích hợp driver SATA – AHCI (Nếu ở trong WINPE thì nó sẽ tự động chọn ổ đĩa khác ngoài C. Nếu bạn có hơn 2 ổ cứng thì bấm vào dấu 3 chấm để chọn phân vùng cài Windows cần tích hợp)
- Chọn Universal
- Chọn Common models compatible programs ( Nó sẽ chọn tất cả những driver tương thích với dòng Win của bạn để cài đặt)
- Chọn Run để bắt đầu cài
- Hòa tất
Hướng dẫn thay main không cần lại win phần 2 – TỔNG KẾT
Với Hướng dẫn thay main không cần lại win phần 2 này tôi đã hướng dẫn 2 cách làm trên để hỗ trợ tích hợp và tăng tốc độ cho máy tính bị dump khi thay main từ dòng thấp sang dòng cao. Hi vọng sẽ giúp ích được cho các bạn. Hãy đón đọc các phần tiếp theo để nâng hiệu suất fix dump lên 99,9% nhé (^_^).
Link Download:
Nguồn : Phunghoang.net
Cảm ơn các bạn đã xem bài. Nếu có rảnh hãy ghé trang web và ủng hộ các dịch vụ của mình nhé
Bơm mực máy in quận Bình Thạnh
Liên kết: Tinhte